Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội là một trong 38 bệnh viện tuyến trung ương của nước ta, với đội ngũ y bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa, bệnh viện đã trở thành địa chỉ y tế uy tín đối với người dân trên địa bàn thủ đô và các tỉnh lân cận.

Bệnh viện đã ứng dụng và phát triển nhiều kỹ thuật cao, tiên tiến trong đó có nhiều kỹ thuật lần đầu tại Việt Nam được triển khai như trong lĩnh vực: Tim mạch, Cấp cứu, Gây mê hồi sức, Ngoại khoa, Ung bướu, Chẩn đoán hình ảnh,…

Có hơn 1000 CBVC là các thầy thuốc là GS, PGS, TS, ThS… gồm trên 600 CB cơ hữu, hơn 100 CB kiêm nhiệm và trên 300 CB của Trường Đại học Y Hà Nội tham gia công tác chuyên môn; số bệnh nhân đến khám bệnh gần 500.000 người/năm, có những ngày lên tới gần 3.000 người đến khám bệnh tại Bệnh viện.

2. Hướng dẫn đi khám

  • Địa chỉ và thời gian khám bệnh

– Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội

– Tổng đài đặt khám: 19006422

– Thời gian khám: Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội có khám bệnh cuối tuần (làm việc sáng thứ 7, nghỉ chiều thứ 7 và ngày chủ nhật).

+ Từ thứ 2 đến hết sáng thứ 7

+ Buổi sáng: Từ 6h30 đến 12h

+ Buổi chiều: Từ 13h30 đến 16h30

+ Cấp cứu: làm việc 24/7

  • Sơ đồ bệnh viện

Sơ đồ khoa khám bệnh A2

  • Bệnh viện có 3 cổng ra vào, và 2 khu gửi xe bên trong bệnh viện
  • Bạn đi thẳng cổng ở giữa vào đến khu gửi xe, Giá vé xe máy ban ngày là 3.000 vnđ, sau 18h và qua đêm là 7.000 vnđ. Nếu khu gửi xe hết chỗ gửi bạn sẽ được hướng dẫn đi vào khu vực gửi xe của sinh viên trường.

3. Thông tin khám & Quy trình khám bệnh

– Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội có 2 khu khám bệnh với 3 khoa:

+ Khoa khám bệnh : Tầng 1 + Tầng G, nhà A2 Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội: có 36 phòng khám các chuyên khoa Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Tim mạch, Thần kinh, Dị ứng, Da liễu… mỗi ngày Khoa khám bệnh tiếp nhận khám cho khoảng 1.500 – 2.000 lượt người bệnh đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước. Trưởng khoa khám bệnh là PGS.TS. Nguyễn Văn Hướng – chuyên khoa Nội thần kinh.

 

+ Trung tâm Y khoa số 1 – Tôn Thất Tùng : Tầng 1, nhà A5 Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Có 19 phòng khám bệnh với đầy đủ các chuyên khoa. Trung tâm còn phối hợp với các bộ môn và thành lập mở 06 đơn vị chuyên sâu: Cơ xương khớp, Tư vấn di truyền, Viêm gan, Nam khoa, Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Thính học. Lượng bệnh nhân khám mỗi ngày từ 450 – 500 lượt bệnh nhân, Số lượng khám mỗi buổi cho một phòng khám không quá đông, đảm bảo chất lượng khám bệnh tốt nhất.

+ Khoa khám bệnh theo yêu cầu: Tầng 3, nhà A2 Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội.

Là mô hình khám chữa bệnh đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại, tiện nghi với mục tiêu Chăm sóc người bệnh toàn diện về thể chất và tinh thần và thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho các công ty, tổ chức. Khoa bao gồm khám bệnh và điều trị nội trú.

– Quy trình khám bệnh như sau:

+ Khai báo y tế nhanh chóng tại cửa ra vào, Có hệ thống camera cảm biến, Sau khi khai báo bạn sẽ được dán sticker của Bệnh viện

+ Lấy số tiếp đón: Nếu bạn chưa đặt khám trước bạn sẽ được nhân viên bệnh viện phát số chờ để được tiếp đón. Ở khu vực ngồi chờ bạn có thể nhìn trên màn hình có số thứ tự để nhận biết lượt tiếp đón của mình.

+ Tiếp đón: Khai báo thông tin khám bệnh (như họ tên, quê quán, số điện thoại, năm sinh và tình trạng hiện tại. Nhân viên sẽ đưa cho bạn phiếu khám chuyên khoa) và nhận phiếu khám bệnh (Nếu đặt khám trước đó thì bỏ qua phần khai báo thông tin)

+ Khám bệnh: Bạn tới phòng khám được ghi trên phiếu khám và đợi số hiển thị trên màn hình để vào phòng khám. (Số hiển thị trên màn hình là STT ghi trên phiếu khám, nếu là người bệnh ưu tiên sẽ có chữ UT trước số thứ tự)

 

+ Thanh toán: Đến quầy Thu phí để thanh toán tiền khám và các dịch vụ xét nghiệm, cận lâm sàng

*Lưu ý:  Sau khi thanh toán, nhân viên thu ngân cấp cho bạn một phiếu hướng dẫn thực hiện dịch vụ bao gồm tên dịch vụ, phòng thực hiện và số thứ tự thực hiện từng dịch vụ đó. Đọc hướng dẫn và thực hiện để tránh mất thời gian chờ đợi.

 

+ Xét nghiệm: Khu xét nghiệm nhà A2 nằm ở Tầng G, Phòng G001, bạn đưa phiếu chỉ định xét nghiệm cho nhân viên để được dán mã code và hướng dẫn tới khu bàn lấy bệnh phẩm. Thời gian chờ kết quả thường là 2h.

+ Cận lâm sàng: Siêu âm bụng được chia làm siêu âm nam và nữ nằm ở tầng G (G03 – G08), siêu âm tim ở tầng 1 cùng với khu đo điện tim đồ. Khu chụp X-quang tại Tầng 1 gần cầu thang B. Nội soi trên tầng 2.

*Lưu ý: đi theo đường chỉ dẫn dưới sàn nhà

 

+ Sau khi có hết các kết quả xét nghiệm, CLS bạn quay về phòng bác sĩ để được kết luận và nhận hướng điều trị

+ Mua thuốc: Có nhà thuốc bên trong khu khám nhưng nếu quá đông bạn có thể mua tại các quầy thuốc bên ngoài khu khám nhưng vẫn thuộc Bệnh viện. Quy trình mua thuốc tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội xem tại đây

4. Giá khám bệnh tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội

Bệnh viện có 3 khu vực khám bao gồm Khoa khám bệnh, Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và trung tâm số 1 Tôn Thất Tùng. Đơn giá khám các dịch vụ khám chuyên khoa có giá từ 120.000 đồng đến 500.000 đồng tùy thuộc vào các khoa khám, bạn có thể tham khảo chi tiết giá ở bảng bên dưới:

120.000 150.000 210.000 350.000 450.000 500.000
Khoa khám bệnh  Khám da liễu
Khám ngoại
Khám Nội
Khám Nhi
Khám Phụ sản
Khám nội tiết
Khám ung bướu
Khám phục hồi chức năng
Khám truyền nhiễm
Khám mắt
Nội soi tai mũi họng
Trung tâm Y khoa số 1 – Tôn Thất Tùng Khám hiếm muộn
Khám răng hàm mặt
Khám Nhi Khám da liễu
Khám ngoại
Khám Nội
Khám Nhi
Khám Phụ sản
Khám nội tiết
Khám ung bướu
Khám phục hồi chức năng
Khám truyền nhiễm
Khám mắt
Nội soi tai mũi họng
Tư vấn di truyền
Khoa khám bệnh theo yêu cầu Khám mắt Khám da liễu
Khám ngoại
Khám Nội
Khám Phụ sản
Khám phục hồi chức năng
Khám tâm thần
Khám ung bướu
Khám nhi
Nội soi

tai mũi họng

[ống mềm bằng máy Pentax

chẩn đoán sớm ung thư]

Bạn có thể tra cứu bảng giá khám bệnh, xét nghiệm, chụp chiếu cụ thể tại đây

3. Một số lưu ý trong quá trình thăm khám bệnh

Bệnh viện có liên kết với Bảo hiểm tư nhân, mang theo thẻ bảo hiểm tư nhân để được bảo lãnh khám chữa bệnh.

– Nếu bạn quên chưa xuất hóa đơn điện tử để thanh toán với bảo hiểm tư nhân, bạn có thể quay lại vào giờ làm việc các ngày trong tuần để thực hiện.

– Trong quá trình khám bệnh bạn nên lưu ý với bác sĩ nếu bản thân có dị ứng thuốc hoặc đang sử dụng thuốc điều trị, tiền sử bệnh lý, đang mang thai hoặc đang cho con bú.

– Đặt các câu hỏi ngắn và cần thiết để được bác sĩ tư vấn nhanh và đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Một số câu hỏi gợi ý như sau:

+ Tình trạng bệnh của tôi cần điều trị trong bao lâu?

+ Chế độ ăn uống và luyện tập của tôi bác sĩ có lưu ý gì không?

+ Bệnh của tôi có lây nhiễm không?, nếu có thì lây nhiễm qua đường nào?.

+ Nếu nhập viện tôi cần chuẩn bị những thủ tục gì?.

IV. Một số lưu ý sau khi khám bệnh

1.Tuân thủ tuyệt đối lời dặn của bác sĩ.

2. Sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ kê và uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng.

3. Tái khám theo thời gian bác sĩ yêu cầu.