Các bệnh lý giác mạc thường gặp, triệu chứng và cách nhận biết

Giác mạc là một trong những bộ phận quan trọng cần giữ gìn để đảm bảo đôi mắt sáng khỏe. Vì thế, cần chú ý tìm hiểu các bệnh lý giác mạc thường gặp để có giải pháp bảo vệ mắt hiệu quả.

Rách giác mạc

Giác mạc mỏng và nằm ngoài cùng nên rất dễ bị tổn thương. Rách giác mạc hay còn gọi là trầy xước biểu mô giác mô, do dị vật làm tổn thương lớp giác mạc của mắt khiến thị lực bị giảm sút. Dị vật ở đây rất đa dạng có thể là những vật có kích thước nhỏ như bụi, cát, đến những vật lớn hơn như thủy tinh, côn trùng,… Đây là một bệnh lý giác mạc thường gặp bởi tai nạn. Giác mạc có thể bị tổn thương ở mọi lứa tuổi, trong tất cả các hoạt động hằng ngày như đi lại, chơi thể thao hay lúc làm việc.

Rách giác mạc nếu không được xử trí và điều trị đúng cách có thể gây loét giác mạc, sẹo giác mạc và giảm thị lực vĩnh viễn.

Triệu chứng rách giác mạc bao gồm:

  • Khi dị vật bám vào giác mạc, người bệnh thường cảm thấy cộm bên trong mắt, khó mở mắt. Mắt sung huyết trở nên đỏ và đau, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ tạm thời.
  • Khi dị vật đã gây rách giác mạc, người bệnh phải đối mặt với những triệu chứng nặng nề hơn như: đỏ mắt nhiều hơn kèm chảy nước mắt, đau rát ở mắt.

Xem thêm: Chấn thương giác mạc do lao động

Viêm giác mạc

Viêm giác mạc là tình trạng viêm mô hình vòm trên mặt trước của mắt bao phủ các đồng tử và mống mắt. Viêm giác mạc có thể hoặc không thể liên quan đến nhiễm trùng. Viêm giác mạc không do nhiễm trùng có thể được gây ra bởi một chấn thương tương đối nhỏ, chẳng hạn như là một đầu móng tay, hoặc từ ống kính quá dài hay ô nhiễm. Viêm giác mạc truyền nhiễm có thể được gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng.

Những triệu chứng có thể thấy rõ như:

  • Mắt sợ chói ánh sáng, khó nhìn.
  • Cảm giác khó chịu ở mắt, cộm, nhức mắt, mọi tác động nhỏ đều cảm giác đau như liếc nhìn, chớp mắt.
  • Thị lực giảm sút. Nguyên nhân của thị lực giảm sút tùy thuộc vào mức độ của bệnh.
  • Một số trường hợp nặng giác mạc có đốm trắng đục, xuất hiện đỏ quanh vùng rìa kết mạc.
  • Nước mắt chảy nhiều, thị lực giảm, mờ mắt.
  • Những biến chứng nghiêm trọng như: gây viêm mủ nội nhãn cầu, thủng giác mạc, mù lòa.

Viêm giác mạc do herpes

Viêm giác mạc mắt do herpes là bệnh lý giác mạc do virus gây ra với các biểu hiện đau nhức mắt, loét giác mạc, viêm giác mạc hình đĩa, viêm nhu mô kẽ, viêm màng bồ đào…Do đó, để điều trị, cần tiêu diệt virus và điều trị các dấu hiệu viêm, loét. Cụ thể:

Dùng thuốc ức chế tổng hợp acid nhân của virus với đường dùng: tra hoặc uống.

Sử dụng phối hợp các thuốc chống viêm, dùng kháng sinh để chống bội nhiễm.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nước và điện giải.

Xử trí và điều trị biến chứng.

Xước giác mạc

Giác mạc có thể bị xước ngay trong các hoạt động thường nhật hàng ngày. Ví dụ như chơi thể thao, sửa chữa trong nhà, đi đường hay vô tình quờ tay vào giác mạc. Đôi khi giác mạc cũng bị tổn thương do hóa chất, chất tẩy rửa dùng trong gia đình bắn vào mắt…

Khi giác mạc bị trầy xước, nạn nhân cảm thấy như có cát trong mắt, nước mắt chảy, nhìn mờ, tăng sự nhạy cảm hoặc đỏ quanh mắt, đau nhức nhiều ở mắt, sợ ánh sáng. Khám giác mạc có thể phát hiện dị vật.

Viêm giác mạc sợi

Viêm giác mạc sợi là một trong những biến chứng của bệnh khô mắt. Bệnh khô mắt nếu nặng cấp sẽ đưa đến biến chứng nguy hiểm như loét thủng giác mạc gây mù lòa vĩnh viễn. Trong trường hợp khô mắt nhẹ sẽ không đủ gây biến chứng nguy hiểm chỉ làm cảm giác xốn cộm, đỏ mắt, tăng tiết nhiều dịch nhầy, ghèn. Điều trị khô mắt đôi khi kéo dài đòi hỏi phối hợp nhiều yếu tố.

Trước hết bạn phải tìm và loại trừ nguyên nhân gây khô mắt. Một số bệnh lý mắt như hở mi, viêm kết mạc mạn, một số thuốc nhỏ mắt sử dụng lâu dài… hay một số bệnh toàn thân như bệnh tiểu đường, viêm đa khớp, Gút sẽ gây khô mắt. Kế đến một yếu tố thúc đẩy khô mắt như tật khúc xạ cận thị, loạn thị, viễn thị hay lão thị mà chưa hoặc chỉnh kính không đúng độ.

Trong điều trị, ngoài thuốc nhỏ nước mắt nhân tạo và Vitamine A uống thì bạn còn phải tuân theo một số yêu cầu. Không sử dụng máy tính hay xem ti vi quá gần, quá lâu. Không thức khuya hay ngồi phòng máy lạnh suốt ngày. Ra đường luôn đeo kính mát hay kính bảo hộ để che chắn ánh nắng, bụi, gió.

Bệnh lý giác mạc hình chóp

Ở người bình thường, giác mạc trong suốt và có hình chỏm cầu cong đều đặn từ trung tâm ra ngoại vi. Bệnh giác mạc chóp là bệnh lý giác mạc mà giác mạc biến đổi làm phần trung tâm hoặc cạnh trung tâm phía dưới của giác mạc bị phình ra và bị tiêu mỏng, không còn sự đều đặn.

Do đó người bị bệnh giác mạc chóp sẽ bị giảm thị lực, và có thể nhầm lẫn với các bệnh do tật khúc xạ của mắt như cận thị hay loạn thị.

Bệnh giác mạc chóp là bệnh lý rất nguy hiểm có thể khiến người bệnh bị mù vĩnh viễn cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc.

Có một số triệu chứng giác mạc chóp bạn có thể tìm kiếm, bao gồm:

  • Thị lực mờ hoặc thị lực đôi (đặc biệt là khi nó chỉ trong một mắt)
  • Biến dạng các vật thể qua thị lực của bạn (cả gần và xa), bao gồm cả hình ảnh ‘ma’ nhân đôi hoặc ba
  • Quầng sáng (vòng tròn sáng xuất hiện xung quanh một nguồn ánh sáng), ánh sáng chói hoặc sọc
  • Sưng mắt
  • Mắt đỏ hoặc đau nhức
  • Nhạy cảm ánh sáng
  • Nhức đầu
  • Mỏi mắt
  • Không thể đeo kính áp tròng

Nếu bạn thấy mình đang trải qua một hoặc nhiều triệu chứng này, điều đó có nghĩa là bạn có giác mạc chóp.

Bong giác mạc

Bong giác mạc hay còn gọi là trầy xước giác mạc hoặc biểu mô giác mạc bị chợt. Bong giác mạc là tình trạng xuất hiện vết trầy trên bề mặt giác mạc do dị vật gây ra.

Giác mạc là lớp thủy dịch trong suốt nằm ngoài cùng của nhãn cầu, có vai trò như “tấm chắn” bảo vệ, đồng thời kết hợp với thủy tinh thể và đồng tử tập trung ánh sáng từ hình ảnh truyền đến võng mạc bên trong nhãn cầu.

Những dị vật như bụi, hạt cát, côn trùng nhỏ,… có thể bay vào mắt và dính hoặc bám lại trên giác mạc. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể là nguy cơ dẫn đến bong giác mạc gây tổn thương giác mạc vĩnh viễn.

Khi phát hiện các bệnh lý giác mạc, bạn nên đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để các bác sĩ khám và kiểm tra tình trạng bệnh.