Mắt bị cộm ngứa phải làm gì ?mẹo chữa đơn giản hiệu quả

Tại sao mắt bị cộm, triệu chứng này nếu kéo dài sẽ gây ra nguy hiểm gì cho mắt là những vấn đề bạn nên đặc biệt quan tâm giúp giữ gìn đôi mắt sáng khỏe mỗi ngày.

Cũng giống như cơ thể, đôi mắt rất cần sự theo dõi, lắng nghe để tìm ra nguyên nhân cũng như cách phòng chống. Khi mắt có biểu hiện cộm xốn, việc đầu tiên bạn cần làm đó là tìm thêm các triệu chứng có liên quan của mắt cũng như cơ thể, theo dõi tiến triển của bệnh để chăm sóc và thăm khám kịp thời bởi mỗi biểu hiện đều là dấu hiệu cho biết mắt của bạn đang gặp một vấn đề gì đó.

Xem Ngay: mẹo mắt bị cộm chữa đơn giản hiệu quả

Tại sao mắt bị cộm xốn

Chắc chắn cộm mắt sẽ gây ra cảm giác vô cùng khó chịu. Nếu bạn dụi hay chớp mắt nhiều còn có thể khiến tình trạng cộm và khó chịu tăng lên gấp bội. Cộm mắt thường kèm theo các cảm giác khác như ngứa, cay mắt, đau nhức mắt, có ghèn, chảy nước mắt.

Khi mắt bị cộm như vậy, chắc chắn nhiều người sẽ tự hỏi tại sao mắt có cảm giác cộm khó chịu như vậy. Nếu tìm ra nguyên nhân sẽ phần nào hạn chế nhanh được tình trạng ấy.

Thông thường, mắt bị cộm có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây nên như:

  • Bụi bay vào mắt khi đi đường hoặc có dị vật rơi vào mắt
  • Chấn thương mắt trong quá trình lao động
  • Mắt khô, cộm do tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại, tivi quá thường xuyên, hoặc đọc sách quá khuya, ít chớp mắt.
  • Do stress, thay đổi nội tiết trong cơ thể
  • Mắt bị tổn thương do một bệnh lý mắt nào đó như: viêm mí mắt, đau mắt đỏ, đau mắt hột, chắp, lẹo, bị kích ứng hoặc dị ứng…
  • Khi bị cộm mắt chảy nước mắt, cảm giác ngứa và khó chịu khiến mọi người thường có thói quen dụi mắt. Tuy nhiên, việc làm này vô tình khiến mắt dễ bị tổn thương nhiều hơn, có thể gây xước giác mạc. Xước giác mạc nếu không được hỗ trợ cải thiện đúng cách có thể dẫn đến sẹo giác mạc và làm giảm thị lực nghiêm trọng.

Xem thêm: Tại sao mắt bị cay

Mắt có cảm giác cộm là triệu chứng của bệnh gì

Nổi cộm nhỏ màu đỏ ở trong mí mắt trên, không gây đau, không gây cản trở thị lực nhưng rất khó chịu khi ngủ.

Xem thêm: Tại sao mắt lại có nhiều màu khác nhau

Có thể khi đó người bệnh sẽ bị chắp/lẹo ở mắt.

Chắp mắt

Gồm hai dạng, bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu, bên trong thường kín đáo nằm ở mặt trong của mi mắt. Một vài triệu chứng cơ bản: sưng, đau, đỏ, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt; sau vài ngày chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ, xám dưới kết mạc.

Xem thêm: Tại sao mắt nhìn gần bị mờ

Lẹo mắt

Sưng, đau, đỏ, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt; sau vài ngày chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ, xám dưới kết mạc. Dấu hiệu điển hình: đau đỏ, ấn đau bờ mi, sau hóa cứng; chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác như có dị vật ở mắt; mưng mủ ở trung tâm chỗ hóa cứng, ít lâu sau áp-xe vỡ ra, chảy mủ, hết đau.

Xem thêm: Tại sao mắt hay lên lẹo

Cộm vướng trong mắt, mí mắt trên bị sưng, chảy nhiều nước mắt, khó chịu khi nhìn thấy ánh sáng và không thể mở mắt lâu

Trường hợp mí mắt trên bị cộm lại khiến chảy nhiều nước mắt rất có thể là do viêm giác mạc – tình trạng viêm mô hình vòm trên mặt trước của mắt bao phủ đồng tử và mống mắt. Bệnh có thể chữa trị bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt và kháng sinh nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn. Người bệnh cần đi khám ở các bệnh viện nhãn khoa để có hướng chữa trị hiệu quả nhất, tránh khỏi nguy cơ các biến chứng nguy hiểm.

Các dấu hiệu và biểu hiện của viêm giác mạc bao gồm:

  • Mắt đỏ, đau.
  • Mờ mắt, sợ ánh sáng.
  • Mắt ngứa rát, cộm trong mắt.
  • Sưng quanh mắt.

Xem thêm: Tại sao mắt bị lác và cách điều trị

Mắt nổi nhiều hạt cộm lên và đau mắt

Khả năng người bệnh bị bệnh đau mắt hột với đặc điểm là hình thành những hột và gây tổn thương sẹo điển hình ở mắt.

Các biểu hiện của bệnh điển hình như:

  • Ngứa mắt
  • Đau nhẹ, cộm xốn trong mắt…
  • Cảm giác vướng như có hạt bụi trong mắt
  • Nếu lật mi mắt trên lên sẽ thấy bề mặt bên trong mi mắt nổi lên những hạt nhỏ màu đỏ, chính những hạt này gây ra hiện tượng cộm trong mắt.

Chớp mắt thấy đau và cộm, đặc biệt lòng trắng mắt có một đám xanh nhạt (ở dưới mi mắt trên)

Thông thường mắt cộm khi chớp là do một dị vật cứng gì đó nằm trên mi mắt hoặc trên nhãn cầu kích thích mắt khi mi mắt di chuyển trên bề mặt nhãn cầu.

Các biểu hiện kèm theo:

  • Đỏ mắt.
  • Chói mắt.
  • Chảy nước mắt.
  • Sưng nề nhẹ mi mắt nếu dị vật này xuất hiện đột ngột và cấu tạo khá cứng (ví dụ: hạt cát).

Nếu mắt xốn cộm mà không thấy những triệu chứng trên thì nhiều khả năng vật này đã nằm ở đó lâu, không cứng lắm hoặc nó mọc từ trong mắt ra như sạn vôi hay lông xiêu. Đám xanh nhạt trên nhãn cầu dưới mi mắt trên thường không đáng ngại mà ta có thể gọi “cái bớp”, không gây nguy hại.

Nên làm gì khi mắt có cảm giác cộm

Khi phát hiện mắt bị ngứa và cộm, trước tiên cần trả lời chính xác được câu hỏi tại sao mắt có cảm giác cộm. Từ đó mới có giải pháp phù hợp để hỗ trợ cải thiện cộm mắt hiệu quả.

Nếu mắt bị cộm do bụi hay có dị vật rơi vào mắt, hoặc mắt bị chấn thương trong quá trình lao động, nên rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, sau đó chớp mắt nhiều lần để bụi bẩn trôi ra ngoài. Nếu dị vật lớn, ảnh hưởng đến thị lực và gây đau, nên đến ngay các cơ sở chuyên khoa để được các chuyên gia cải thiện, lấy dị vật ra ngoài.

Nếu nguyên nhân do sử dụng máy vi tính quá nhiều khiến mắt khô và cộm, cần thay đổi thói quen sử dụng các thiết bị điện tử: giảm thời gian tiếp xúc (nếu có thể), chớp mắt nhiều hơn, thường xuyên cho mắt thư giãn, sử dụng phần mềm giảm ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ các màn hình (như F.lux cho máy tính, Twilight cho các thiết bị Androi, Night shift cho các thiết bị IOS).

Nếu do căng thẳng, stress hay thay đổi nội tiết tố (thường gặp ở phụ nữ có thai, sau sinh, tiền mãn kinh…), cần thực hiện lối sống khoa học, ăn đầy đủ dưỡng chất, giảm căng thẳng, hạn chế để mắt làm việc quá nhiều.

Nếu mắt bị cộm do ảnh hưởng từ một bệnh lý nào đó, nên tới các cơ sở chuyên khoa mắt để được chuẩn đoán chính xác được lý do, từ đó chuyên gia sẽ cho lời khuyên về cách làm hết cộm mắt hiệu quả.

Lưu ý, nên hạn chế tối đa việc lấy tay dụi mắt để tránh ảnh hưởng đến giác mạc. Không lạm dụng kính áp tròng và không sử dụng kính áp tròng khi đang bị cộm mắt. Khi đi đường nên đeo kính để tránh bụi hay dị vật có thể rơi vào mắt.

Bên cạnh việc chăm sóc mắt, bổ sung các dưỡng chất cho mắt có vai trò quan trọng giúp giảm nguy cơ mắt bị cộm do các tác nhân gây hại tấn công, đặc biệt là ánh sáng xanh nguy hại từ  màn hình của máy tính, điện thoại… hay do căng thẳng, stress.

Khi mắt bị cộm trong thời gian dài, hãy đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh