Những biến chứng cận thị nặng nguy hiểm ảnh hưởng tới thị lực

Cận thị nặng rất nguy hiểm, mắt sẽ điều tiết kém dần và có nguy cơ biến chứng khiến thị lực khó có thể phục hồi lại.

Dấu hiệu của cận thị nặng

Cận thị được chia thành 3 nhóm chính: Cận thị nhẹ, cận trung bình và cận nặng. Trong đó, cận thị nặng được phân biệt với 2 nhóm cận thị còn lại bởi độ cận (đi-ốp).

  • Cận nhẹ là người có số độ cận <=300D (đi-ốp)
  • Cận trung bình là người có số độ cận từ 300 – 600D (đi-ốp)
  • Cận nặng là người có số độ cận trên 600D (đi ốp)

Sau 18 tuổi, độ cận thường ổn định, cận thị nặng là bệnh lý có kèm thoái hóa bán phần sau của nhãn cầu.

Những biến chứng cận thị nặng thường gặp

Hầu hết những người mắc tật cận thị đều chỉ quan tâm đến  sự bất tiện trong sinh họat, vấn đề thẩm mỹ khi mang kính… mà ít ai biết rằng cận thị nặng lâu ngày còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý ở mắt cao hơn các đối tượng khác. Đáng chú ý, cận thị tiến triển nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, dẫn đến mắc các bệnh về mắt khác như sau:

Nhược thị

Nhược thị là tình trạng suy giảm thị lực do não bộ không thể nhận biết được hoàn toàn hình ảnh mà mắt truyền đến. Nhược thị xảy ra khi cận thị nặng mà mắt phải điều tiết quá nhiều, võng mạc không kích thích để truyền tín hiệu ảnh một cách rõ nét.

Nhược thị có thể điều trị nếu phát hiện sớm bằng cách tập luyện cho mắt khi trẻ đang ở độ tuổi trước 12 tuổi. Khi đó, mắt của các bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Sau 12 tuổi, dù tập luyện hay phẫu thuật mắt vẫn khó có thể hồi phục lại thị lực 10/10 vì mắt đã phát triển ổn định như người trưởng thành.

Bong võng mạc dịch kính

Võng mạc là lớp màng thần kinh ở đáy mắt, giữ vai trò hấp thu ánh sáng và chuyển chúng thành tín hiệu thần kinh truyền lên não bộ phân tích.

Người bị cận thị cao có nhãn cầu lồi ra phía trước sẽ kéo cong võng mạc, khiến vùng chu biên võng mạc mỏng hơn và thoái hóa dần dần. Nếu tình trạng này kéo dài, các tế bào thần kinh sẽ mất kết dính và gây ra biến chứng nặng hơn là rách, bong võng mạc hoặc xuất huyết dịch kính.

Lác ngoài hoặc lác luân phiên

Lác mắt là tình trạng đồng tử hai mắt không nằm ở vị trí cân đối như bình thường; một trong hai bên hoặc cả hai sẽ bị lệch khỏi trục nhãn cầu. Ở người cận thị cao, sự phối hợp điều tiết cơ mắt quy tụ kém dẫn đến lác ngoài hoặc lác luân phiên, gây mất thẩm mỹ và suy giảm thị lực.

Độ lác vừa phải có thể khắc phục tạm thời bằng cách đeo kính phù hợp độ cận, tuy nhiên nếu người bệnh có độ cận quá cao, lại không đeo được kính đúng số thì hiện tượng lác cũng không điều chỉnh hết được.

Glocom góc mở

Mắt người cận thị cao hoặc rất cao (trên 8 độ) có trục nhãn cầu dài kéo căng các lớp sợi thần kinh thị giác khiến lớp liên kết này mỏng và yếu đi. Trường hợp người bệnh có triệu chứng mất thị trường một phần tương ứng với nơi tổn thương trên lớp sợi thần kinh này, nhiều khả năng đã mắc glocom góc mở. Người mắc bệnh này sẽ có tầm nhìn thu hẹp dần vào trung tâm, hình ảnh ở các góc và xung quanh sẽ mờ dần rồi mất hẳn.

Một số bệnh về mắt khác biến chứng cận thị nặng

  • Bệnh tăng nhãn áp: Cận nặng làm tăng nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp đang phát triển, một bệnh mắt nghiêm trọng có tiềm năng.
  • Rách và bong võng mạc: Nếu cận thị nặng có ý nghĩa, có thể là võng mạc của mắt mỏng. Võng mạc mỏng hơn, cao hơn nguy cơ phát triển võng mạc rách hoặc bong võng mạc. Nếu gặp một sự khởi đầu bất ngờ của nhấp nháy, hạt nổi hoặc một bức màn đen tối hoặc bóng qua một phần của mắt, hãy tìm trợ giúp y tế ngay lập tức.
  • Bong võng mạc là một cấp cứu y tế, và thời gian là rất quan trọng. Trừ khi tách võng mạc là phẫu thuật kịp thời, điều kiện này có thể gây mất thị lực vĩnh viễn trong mắt bị ảnh hưởng.

Lưu ý khi bị cận thị nặng

Tỷ lệ tật khúc xạ tại Việt nam chiếm khoảng từ 15-40% dân số, tương ứng khoảng từ 14-36 triệu người mắc. Khoảng 3 triệu trẻ em đang có tật khúc xạ cần được chỉnh kính và con số này sẽ ngày một tăng cao.

Khi phát hiện có những tổn thương ở đáy mắt, người bị cận thị cao cần tăng tần suất khám mắt định kỳ (khoảng 3 tháng/lần). Ngoài ra,  những người có độ cận từ 10-15 đi ốp cần hạn chế tối đa vận động mạnh, không chơi những môn thể thao đòi hỏi dùng sức nhiều như bóng đá, bóng rổ, chạy hay các môn thể thao đối kháng.

Bên cạnh đó, những bệnh nhân cận thị cao nói chung và có tật khúc xạ nói riêng luôn phải tuân thủ lịch khám 3-6 tháng/lần để đeo kính đúng số và kiểm soát biến chứng ở đáy mắt. Trẻ nhỏ có thể sử dụng kính áp tròng ban đêm Ortho – K để duy trì hạn chế tăng số kính, giúp kiểm soát tình trạng khúc xạ. Người trưởng thành thì có thể tìm hiểu các phương pháp phẫu thuật điều trị dứt điểm tật khúc xạ.

Để lựa chọn được chính xác phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất, bệnh nhân cần phải tiến hành khám chuyên sâu. Thông qua quá trình khám bác sĩ sẽ kiểm tra được các thông số về khúc xạ, chiều dày giác mạc, tình trạng đáy mắt và toàn nhãn cầu, từ đó sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật tối ưu nhất trên từng bệnh nhân. Để giảm thiểu biến chứng đáy mắt, bệnh nhân nên tiến hành thêm laser bổ sung.

Biến chứng cận thị nặng rất nguy hiểm, vì thế khi cận thị bạn nên thường xuyên đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để kiểm tra tình trạng cận thị.