Tại sao một người lại có hai màu mắt khác nhau?

Mỗi bên mắt một màu, những trường hợp này không hiếm thấy ở Việt Nam và trên thế giới. Cùng tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc, tại sao một người lại có hai màu mắt khác nhau.

Hai màu mắt chính là hiện tượng khá thú vị xảy ra ở con người. Liệu chúng có gây hại cho đôi mắt của bạn không nhỉ? Theo lẽ thường tình, người châu Á sở hữu đôi mắt nâu đậm, người châu Âu có đôi mắt màu xám, xanh… Vậy còn những người có hai màu mắt thì sao? Liệu đó có phải kết quả của việc đột biến gen?

Xem thêm: Tại sao lại có nhiều màu mắt khác nhau

Màu mắt được hình thành như thế nào?

Màu mắt của mỗi người sẽ hình thành trong vài tháng đầu sau khi sinh. Mức sắc tố melanim chiếm đa số, đôi mắt sẽ có màu đen. Mức sắc tố melanin thấp, màu mắt của bạn sẽ sáng hơn nhiều. Việc mắt của bạn có màu gì đôi khi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố phát triển theo thời gian.

Tuy nhiên, đôi khi việc tập trung và phân phối sắc tố melanin không đồng đều ở hai bên mắt sẽ gây ra hiện tượng “loạn sắc tố mống mắt”. Đây là căn bệnh hiếm gặp ở người, gây biến đổi màu mắt ở ba dạng là toàn bộ, trung tâm và từng phần.

Xem thêm: Tại sao mắt có màu vàng

“Loạn sắc tố mống mắt” toàn bộ gây ra hai màu hoàn toàn khác nhau trên mắt bạn và cũng là hiện tượng phổ biến nhất. Loạn trung tâm nghĩa là giữa con ngươi của mắt sẽ có một hay hai màu khác nhau, đồng thời xung quanh đó cũng xuất hiện những vệt màu khác lạ. Còn loạn sắc tốt mống mắt từng phần sẽ khiến một bên mắt có hai màu mắt khác nhau làm chủ đạo.
Hiện tượng này cũng có thể xảy ra do bạn gặp những chấn thương về mắt. Một cú đấm mạnh sẽ khiến bạn bị chảy máu trong, gây nhiễm trùng mắt và gây ra những hiện tượng trên. Nếu bạn mắc bệnh tăng nhãn áp, các dây thần kinh mang thông tin thị giác từ mắt đến não bị hỏng cũng sẽ gây ra hiện tượng mắt hai màu.

Trong thực tế, hiện tượng loạn sắc tố chủ yếu là do di truyền. Bên cạnh đó, sự kết hợp ngẫu nhiên của ba sắc tố chính: vàng, xanh da trời, nâu cũng tạo nên những đôi mắt với màu khác nhau. Rất nhiều người nổi tiếng gây ấn tượng với người hâm mộ khi sở hữu đôi mắt hai màu.

Dù hiện tượng mắt hai màu có thể xuất hiện do bạn bị mắc bệnh thì cũng chẳng thể phủ nhận được rằng, bạn đang sở hữu một nét đặc biệt không phải ai cũng có. Một điểm thú vị nữa là hiện tượng trên cũng được ghi nhận ở loài mèo trắng.

Tại sao một người lại có hai màu mắt khác nhau?

Một người có tới hai màu mắt khác nhau là do mắc chứng loạn sắc mống mắt, tiếng Anh có tên là heterochromia là sự khác biệt về màu sắc thường là của mống mắt nhưng cũng có thể gặp trên tóc hay da. Loạn sắc tố là do có sự dư thừa hoặc thiếu hụt melanin (chất tạo nên sắc tố), melanin làm cho mắt có màu xanh lam, xanh lá cây, nâu hoặc màu lục nhạt.

Hội chứng heterochromia – loạn sắc tố mống mắt là một căn bệnh hiếm gặp ở người nhưng phổ biến ở động vật. Hiện tượng này do gen di truyền từ cha mẹ, hoặc một bệnh liên quan đến mắt xảy ra trong quá trình mắt đang được hình thành, do di truyền thể khảm, bệnh lý bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa hay chấn thương.

Hội nhãn khoa Hoa kỳ nhấn mạnh tật mống mắt dị sắc hay loạn sắc tố mống mắt có thể có ngay sau khi sinh gọi là tật mống mắt dị sắc bẩm sinh. Với nhóm này, người đó không hề có biểu hiện bất thường gì về phát triển thị giác cũng như toàn thân, không than phiền về bất kỳ khó chịu nào.
Tuy nhiên, khi không phải bẩm sinh, đột nhiên phát hiện mắt hai màu thì có nhiều nguyên nhân có thể là: Chấn thương mắt; Xuất huyết nội nhãn; Phù viêm do viêm màng bồ đào, viêm mống mắt… Khi có biểu hiện lạ thì nên đi kiểm tra.

Về chẩn đoán, điều trị dị sắc mống mắt, nếu bị ngay từ khi bẩm sinh thì cần khám bác sĩ mắt ít nhất một lần. Các bác sĩ mắt sẽ khẳng định xem mắt có mắc dị tật hay không và truy tìm nguyên nhân đằng sau biểu hiện bề ngoài này.

Nếu ai đó bị bệnh ở tuổi trưởng thành thì nên đến bệnh viện mắt chuyên khoa để các bác sĩ chẩn đoán, tìm nguyên nhân cũng như có hướng điều trị sớm.