Viễn thị: nguy cơ mắc phải và cách phòng tránh

Viễn thị là một tật khúc xạ ở mắt. Viễn thị xảy ra khi có sự sai lệch về khúc xạ khiến khi mắt ở trong trạng thái nghỉ ngơi, các tia sáng tới song song vào mắt sẽ hội tụ ở phía sau võng mạc.

Viễn thị là gì

Cũng giống như cận thị, một tật khúc xạ phổ biến thì viễn thị cũng mang lại nhiều khó khăn trong việc học tập và sinh hoạt thường ngày.

Bình thường ảnh của sự vật đi qua các hệ thống quang học của mắt rồi được hội tụ đúng trên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ được cảnh vật. Do sự bất thường của hệ thống khúc xạ, hình ảnh của vật không được hội tụ nằm trên võng mạc mà bị hội tụ nằm sau võng mạc dẫn đến nhìn ở cả khoảng cách xa lẫn gần. Để nhìn rõ hơn, mắt luôn phải điều tiết làm tăng lực khúc xạ để đưa hình ảnh của vật ra phía trước và nằm trên võng mạc.

Viễn thị ở trẻ nhỏ có hai loại là viễn thị trục và viễn thị khúc xạ. Trong đó, viễn thị khúc xạ do lực khúc xạ của giác mạc và thể thủy tinh thấp, trong khi chiều dài của trục nhãn cầu vẫn bình thường. Loại này thường gây viễn thị nhẹ.

Còn viễn thị trục do trục nhãn cầu quá ngắn trong khi lực khúc xạ của giác mạc và thể thủy tinh vẫn bình thường. Tuy nhiên có thể phối hợp cả hai nguyên nhân trên

Tiến triển của viễn thị: sẽ giảm dần độ viễn thị khi trẻ lớn dần lên, chiều dài trục nhãn cầu tăng lên, hoặc mắt được tập luyện làm tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh.

Bình thường, trẻ em mới sinh ra luôn luôn bị viễn thị và độ viễn sẽ giảm dần khi trẻ ngày một lớn. Đến 2-3 tuổi, độ viễn khoảng 3 độ. Nếu ở tuổi này, mắt không hoặc ít phát triển thì sẽ bị viễn thị. Viễn thị thường được phát hiện ở tuổi bắt đầu đi học.

Nguyên nhân viễn thị

Khi tìm hiểu về viễn thị, trước khi muốn trả lời được câu hỏi mắt viễn thị có mổ được không, bạn cần biết nguyên nhân chính xác của tật khúc xạ này.

Nguyên nhân thường gặp nhất của viễn thị là trục của mắt ngắn. Ở trẻ em mới sinh gần như tất cả mắt đều viễn thị từ 2 đến 3 độ. Khi trẻ lớn lên, chiều dài mắt sẽ lớn dần ra và mắt sẽ hết viễn thị khi tới tuổi thanh niên. Một số người sự phát triển này không trọn vẹn gây viễn thị.

Ngoài ra viễn thị còn do các nguyên khác như: Độ cong của giác mạc giảm, chỉ số khúc xạ của thủy tinh thể giảm.

Dấu hiệu nhận biết viễn thị

Khi tìm hiểu về viễn thị, dễ nhận thất viễn thị khó phát hiện hơn cận thị vì trẻ còn nhỏ, không than phiền về chức năng thị giác. Cha mẹ phải chú ý nhận ra những bất thường trong sinh hoạt của trẻ để phát hiện sớm chứng viễn thị.

Đó là khi trẻ nhỏ thường dụi mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt, có thể xuất hiện lác mắt. Chứng lác mắt có thể là một tật đi kèm với viễn thị, cũng có thể là một tật do viễn thị gây ra.

Trẻ lớn hơn có thể kêu mắt nhức mỏi nhìn mờ do mắt luôn phải điều tiết. Tức là các cơ ở trong mắt luôn phải co kéo đến thể thủy tinh để thể thủy tinh phồng lên làm tăng độ khúc xạ. Hậu quả của việc điều tiết là làm mắt luôn nhức mỏi khó chịu.

Vì mắt trẻ phải thường xuyên điều tiết quá độ, gây mất cân bằng giữa độ điều tiết và độ quy tụ nên mắt bị lác trong và trẻ chỉ còn nhìn với một mắt. Kết quả là mắt bị nhược thị (không nhìn được rõ mặc dù được chỉnh kính tối đa).

Nhược thị có thể xảy ra ở cả hai mắt hoặc ở một mắt đặc biệt ở những mắt bị viễn thị nặng hơn. Nhược thị làm giảm chức năng thị giác 2 mắt như không nhìn thấy hình nổi, xác định khoảng cách vật không chính xác, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.

Viễn thị đơn thuần không gây ra tổn thương thoái hóa ở đáy mắt, chỉ những trường hợp viễn thị do nhãn cầu kém phát triển, viễn thị đi kèm với các rối loạn cấu trúc nhãn cầu khác như ROP… thì mới có tổn thương đáy mắt.

Điều trị viễn thị

Khi trẻ mắc tật viễn thị, có thể với trẻ nhỏ, phụ huynh thường đặt ra câu hỏi cách chọn kính viễn thị như thế nào, cách chữa viện thị tại nhà ra sao. Thông thường, viễn thị cần được khám khúc xạ sau khi làm liệt điều tiết để xác định chính xác độ viễn thị.

Cách chọn kính viễn thị

Phương pháp điều trị chủ yếu là đeo kính. Vậy cách chọn kính viễn thị cần chú ý gì. Trước hết, việc đeo kính phải đi kèm với chế độ luyện tập mắt tích cực, đó cũng là cách chữa viễn thị tại nhà hiệu quả để làm giảm độ viễn thị.

Tuy viễn thị và cận thị đều là tật khúc xạ nhưng viễn thị cần được khuyến khích các hoạt động liên quan đến thị giác như vẽ tranh, tô màu, đọc truyện… Mục đích là làm tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh dẫn đến giảm độ viễn thị (cận thị hóa viễn thị).

Với người lớn, điều trị viễn thị đơn giản nhất đó là sử dụng kính áp tròng hoặc đeo mắt kính để điều chỉnh thị lực.

Mắt viễn thị có mổ được không

Viễn thị và cận thị đều là những tật khúc xạ có thể can thiệp khắc phục bằng mổ laser. Với những người không muốn đeo kính, bác sĩ sẽ gợi ý phẫu thuật để điều chỉnh viễn thị.

Câu hỏi mắt viễn thị có mổ được không có thể có câu trả lời đó là hoàn toàn được. Bác sĩ có thể thực hiện điều trị bằng laser để chữa trị giác mạc và điều chỉnh sao cho hình ảnh hội tụ ngay trên võng mạc. Tuy nhiên phương pháp này không an toàn như đeo kính vì có thể xảy ra một số biến chứng sau đây, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp nhất:

  • Tầm nhìn bị điều chỉnh quá mức;
  • Nhìn thấy quầng sáng xung quanh đèn;
  • Nhiễm trùng;
  • Khô mắt;
  • Một biến chứng hiếm gặp phải là bị mù.

Cách chữa viễn thị tại nhà

Ngoài cách chọn kính viễn thị đúng, mắt viễn thị có mổ được không đã được trả lời thì viễn thị ở lứa tuổi trẻ nhỏ nên cần tìm hiểu cách chữa viễn thị tại nhà.

Cách chữa viễn thị tại nhà tốt nhất, cải thiện tình trạng viễn thị đó là nên tạo thói quen tốt, khoa học khi làm việc, học tập. Không nên ở trong phòng tối và trước màn hình máy tính, điện thoại di động với cường độ ánh sáng xanh mạnh. Ăn uống điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng. Nên cho mắt nghỉ ngơi, thực hiện các bài vận động cơ thể, bài tập mắt để đôi mắt giữ được thị lực tốt nhất có thể.

Ngoài ra cần thường xuyên đi khám tại các bệnh viện mắt chuyên khoa để kiểm tra độ và tiến triển của bệnh.

Tài liệu tham khảo: