Cận thị: Nguyên nhân và cách khắc phục

Cận thị (Myopia) là một trong những rối loạn tập trung của mắt, không phải là một bệnh về mắt. Khi bị cận thị, các đối tượng thường nhìn gần thì rõ nhưng nhìn xa thì mờ.

Cận thị là gì?

Trước khi tìm hiểu các dấu hiệu của cận thị nhẹ, bạn cần biết cận thị là gì.

Cận thị là một tật khúc xạ, có nghĩa là mắt không điều chỉnh hoặc khúc xạ ánh sáng đúng cách để tập trung vào một vật để cho hình ảnh rõ ràng. Trong cận thị, các đối tượng nhìn gần thì rõ nhưng nhìn xa thì mờ. Cận thị là một rối loạn tập trung của mắt, không phải là một bệnh về mắt.

Như vậy, độ cận thị được tính như thế nào và bao nhiêu độ được cho là cận thị nặng.

Cận thị nặng là gì?

Nếu cận thị nhẹ thì còn được gọi là cận thị thấp. Cận thị nặng được gọi là cận thị cao. Cận thị cao thường sẽ ổn định trong độ tuổi từ 20-30 tuổi. Với cận thị nặng, bạn có thể nhìn rõ và dễ dàng khi sử dụng mắt kính, kính áp tròng hoặc đôi khi với phẫu thuật khúc xạ.

Những bệnh nhân bị cận thị có nguy cơ cao phát triển thành bệnh bong võng mạc. Hãy hỏi bác sĩ nhãn khoa của bạn để được tư vấn về những dấu hiệu cảnh báo về bong võng mạc nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ này.

Nếu võng mạc không tách rời và được phát hiện sớm, phẫu thuật thường có thể điều trị được. Điều quan trọng là bạn phải được các bác sĩ nhãn khoa kiểm tra mắt thường xuyên để xem các thay đổi ở võng mạc có thể dẫn đến bong võng mạc không.

Những người bị cận thị nặng có thể phát triển bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể nhiều hơn so với cận thị trung bình và không cận thị.

Độ cận thị và các mức độ cận thị

Khái niệm độ cận thị được đưa ra để phân chia các mức độ cận thị, một thông số để xác định xem bạn đang bị cận như thế nào.

Trên thực tế, cận thị được chia thành nhiều cấp độ, trong đó có cận thị đơn thuần, cận thị giả, cận thị thoái hóa và cận thị đêm.

Cận thị đơn thuần: Là loại cận thị hình thành do sự mất đối xứng giữa công suất quan hệ cùng với chiều dài trục trước sau nhãn cầu. Thường thì do trục trước sau nhãn cầu dài hơn so với công suất quan hệ dẫn đến mắt cận thị.

Cận thị giả: Đây là trường hợp người bệnh nhìn vật ở xa bị mờ sau một quá trình làm việc kéo dài hay trong quá trình ôn thi. Và khi họ thử đeo kính thì thấy nhìn rõ vật hơn hẳn nhưng rất có thể chỉ là do mắt làm việc quá sức nên bị mờ đi tạm thời. Nếu không để mắt nghỉ ngơi hợp lý và điều độ thì nhiều nguy cơ biến cận thị giả thành cận thị thật.

Cận thị thoái hóa: là loại cận thị nhưng kèm theo sự thoái hóa ở bán phần sau của nhãn cầu. Cận thị thoái hóa thường xảy ra sớm khi trẻ còn bé chưa đi học và có tính chất gia đình. Nếu mắc phải loại cận thị này chúng phát triển rất nhanh khiến thi lực giảm sút nhanh chóng. Đặc biệt, chúng có thể gây ra tăng nhãn áp hay là bong võng mạc dẫn đến mù lòa.

Cận thị ban đêm: Là cận thị thường chỉ xảy ra vào ban đêm hay khi ánh sáng yếu khiến mắt không phân biệt rõ. Vào lúc đó, do ánh sáng mờ, tối nên khiến mắt không có điểm để kích thích điều tiết chính vì vậy mà nhìn mọi thứ gần như không có độ tương phản lại mắt.

Dấu hiệu của cận thị

Ngay khi có những dấu hiệu của cận thị nhẹ thì cần đi khám tổng quát và tìm được cách điều trị phù hợp giúp mắt không bị tăng độ cận.

Một số dấu hiệu của cận thị nhẹ bao gồm mỏi mắt, nhức đầu hoặc nheo mắt để nhìn và khó nhìn thấy đối tượng ở xa như là biển báo đường bộ hoặc khi nhìn lên bảng lúc ngồi học.

Các mức độ cận thị cũng có thể phân loại qua dấu hiệu của cận thị nhẹ. Các triệu chứng cận thị nói chung có thể biểu hiện rõ ở trẻ em trong độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi. Trong những năm thiếu niên, khi cơ thể phát triển nhanh chóng, cận thị có thể tăng độ nhiều hơn. Trong độ tuổi từ 20 đến 40, thường có rất ít thay đổi.

Nguyên nhân cận thị

Nguyên nhân cận thị nói chung và nguyên nhân gây cận thị ở người lớn nói riêng thường do chế độ học tập, làm việc không khoa học, thiếu sáng.

Nguyên nhân gây cận thị ở người lớn và trẻ em xảy ra khi mắt dài hơn bình thường hoặc giác mạc quá cong. Kết quả là, các tia sáng tập trung vào phía trước võng mạc thay vì trên võng mạc. Điều này cho phép bạn nhìn gần rõ ràng, nhưng nhìn ở xa sẽ mờ.

Điều trị cận thị

Khi xác định được các mức độ cận thị cũng như dấu hiệu của cận thị nhẹ, việc điều trị ở thời điểm ban đầu cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với những người có độ cận cao cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây cận thị ở người lớn để có cách điều trị, khắc phục tốt nhất.

Dù bị cận thị nặng hay độ cận thị đang ở một trong các mức độ cận thị báo động, bạn cũng cần có cuộc khám mắt tổng quát để xác định rõ nguyên nhân, giúp việc điều trị hiệu quả hơn.

Kính mắt gọng hoặc kính áp tròng là những phương pháp phổ biến nhất để điều chỉnh các triệu chứng cận thị. Chúng có tác dụng tập trung các tia sáng trên võng mạc. Kính mắt cũng có thể giúp bảo vệ mắt khỏi tia cực tím có hại (UV). Khi đó chúng được phủ một lớp màng đặc biệt để sàng lọc ánh sáng tia cực tím

Trong nhiều trường hợp, người ta có thể chọn phẫu thuật để chữa cận thị với phẫu thuật lasik hoặc một hình thức tương tự như phẫu thuật khúc xạ. Các phương pháp phẫu thuật được sử dụng để điều trị hoặc cải thiện tầm nhìn của bạn bằng cách định hình lại giác mạc, điều chỉnh hiệu quả khả năng tập trung của mắt bạn.

Khi bị cận thị, bạn phải đi khám mắt tại các bệnh viện mắt chuyên khoa 6 tháng một lần để đo độ và thay kính nếu cần.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://nei.nih.gov/health/errors/myopia
  2. https://en.wikipedia.org/wiki/Near-sightedness
  3. https://www.aao.org/eye-health/diseases/myopia-nearsightedness
  4. http://www.optometry.org.au/your-eyes/your-eye-health/eye-conditions/myopia.aspx
  5. https://www.nhs.uk/conditions/short-sightedness/