Cách tính độ cận của mắt và các bước đo thị lực cơ bản

Cận thị bao nhiêu độ là nặng ? Cận 1 1,5 2 3 1/10 4/10 độ là bao nhiêu nặng hay nhẹ?nhìn được bao xa ? hướng dẫn đo cận thị tại nhà

Hiện nay, không chỉ có ở các Bệnh viện lớn, các cơ sở uy tín mới có thể xác định được độ cận thị mà ngay cả khi bạn ở nhà, sử dụng một smartphone hoặc bảng đo thông thường, bạn cũng có thể tìm được cách tính độ cận của mắt một cách tương đối chính xác.

Độ cận thị là gì

Nếu bạn nghĩ mình hoặc người thân có những biểu hiện của tật khúc xạ, bạn không chỉ cần tìm hiểu cách tự đo độ cận của mắt, làm sao để beiét mình bị cận mấy độ thì kiến thức cơ bản nhất đó là độ cận thị là gì, bạn rất cần biết.

Cận thị là tật khúc xạ ở mắt, khiến mắt chỉ nhìn rõ vật ở gần và mờ dần khi vật càng xa. Ở người không cận thị, hình ảnh của vật hội tụ lên võng mạc giúp mắt nhìn rõ vật. Còn ở mắt cận thị, hình ảnh của vật hội tụ trước võng mạc làm cho mắt gặp khó khăn khi nhìn những vật ở xa.

Các cách tự đo độ cận của mắt hay dùng phần mềm đo thị lực đều là cách tính độ cận thị của mắt nhằm mục đích xác định chỉ số, mức độ trẻ cận thị nặng hay nhẹ. Từ đó, tìm biện pháp khắc phục phù hợp.

Độ cận thị là gì, đơn vị để đo độ cận thị là Diop – độ cong của loại thấu kính được sử dụng để đeo giúp mắt có thể nhìn thấy mọi vật một cách bình thường. D là kí hiệu viết tắt của Diop.

Ngoài ra, nếu để ý, chúng ta thường thấy kí hiệu ghi trên mặt kính là –D. Dấu “ – “ là chỉ báo cho tật cận thị, còn kí hiệu dấu “ + “ là dùng cho viễn thị. Ví dụ như -1D, -2D, -3D tương đương cận thị 1 độ, 2 độ, 3 độ.

 

Cận thị được chia làm mấy cấp độ

Các mức độ cận thị của mắt ? Làm sao để biết mình bị cận mấy độ, điều đó có thể dựa vào cách tự đo độ cận của mắt, dùng phần mềm đo thị lực hoặc tự đo độ cận tại nhà. Bên cạnh việc cách tính độ cận của mắt, bạn sẽ phân loại được mình đang mắc tật khúc xạ ở cấp độ nào.

Cận thị đơn thuần

Cận thị đơn thuần có thể do sự bất cân xứng giữa công suất quang hệ (B và thể thủy tinh) và chiều dài trục trước sau của nhãn cầu.

Mắt cận thị đơn thuần có thể do trục trước sau của nhãn cầu quá dài so với công suất của hệ quang học. Một số trường hợp hiếm gặp hơn là do công suất của quang hệ quá cao trong khi chiều dài của trục nhãn cầu bình thường.

Cận thị đơn thuần thường thấp hơn -6,00D và thường không có tổn thương ở đáy mắt, chúng cũng có thể đi kèm với loạn thị.

Cận thị đơn thuần biểu hiện chủ yếu bằng thị lực giảm khi nhìn xa, còn nhìn gần vẫn bình thường. Với mỗi mức độ cận thị sẽ tương ứng với một khoảng thị lực: Độ cận thị  -0.5D  có thị lực 4/10; Độ cận thị  -1D có thị lực 2/10; Độ cận thị  -1.5D   có thị lực 1/10…

Muốn nhìn rõ và xa hơn, bệnh nhân phải nheo mắt. Tật nheo mắt này cho phép chẩn đoán dễ dàng tật cận thị. Ngược lại, người cận thị nhẹ nhìn gần rất tốt, họ đọc sách với chữ nhỏ mà không cần mang kính, miễn khoảng cách đúng tầm.

Cận thị giả

Một vài người sẽ thấy mắt mờ hẳn sau một kỳ thi hay một đợt làm việc quá sức. Đeo kinh vào thấy sáng hơn và họ tự kết luận mình bị cận thị. Tuy nhiên, rất có thể đó chỉ là cận thị giả do mắt làm việc quá nhiều.

Cận thị giả xảy ra khi mắt gia tăng điều tiết hay do co quắp cơ thể mi. Đây là một rối loạn chức năng tương đối hiếm gặp, khi đó ánh sáng song song từ vô cực sẽ hội tụ trước võng mạc giống như cận thị thật.

Điều trị cận thị giả khá đơn giản, nhưng nếu không kịp thời có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ cho mắt thì rất có khả năng cận giả sẽ trở thành cận thật.

Cận thị thoái hóa

Là cận thị thường kèm theo thoái hóa bán phần sau nhãn cầu. Do đó loại cận thị này gọi là cận thị bệnh lý.

Các biến chứng nặng có thể là tăng nhãn áp hoặc bong võng mạc dẫn tới mù lòa. Loại cận thị này thường có tính chất gia đình và thường xảy ra rất sớm ngay khi trẻ còn nhỏ tuổi, chưa đi học. Cận thị tiến triển rất nhanh, làm thị lực giảm sút nhiều.

Cận thị bệnh thường trên -7D, có khi tới -20 hoặc -30D và nhất là có tổn hại ở đáy mắt. Ở bệnh nhân này, thị lực rất thấp khi chưa điều chỉnh bằng kính. Dù với kính thích hợp nhất, thị lực thường chỉ đạt tới 4 – 5/10, có khi chỉ 1/10 hoặc 2/10.

Cận thị ban đêm

Loại cận thị này thường xảy ra về đêm hoặc khi có ánh sáng yếu. Lúc này do ánh sáng yếu nên cảnh vật có độ tương phản không tốt làm cho mắt không có một điểm kích thích điều tiết.

Cận thị thứ phát

Cận thị giả có thể gây ra bởi một số loại thuốc, bệnh đái tháo đường, đục nhân thể thủy tinh. Thường chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và có thể trở về bình thường.

Nếu phân loại theo mức độ cận thị thì có các loại: Cận nhẹ (dưới -3,00D); Cận trung bình (từ -3,00 đến -6,00D); Cận nặng (trên -6,00D).

Cận thị là tật khúc xạ có thể điều chỉnh bằng việc đeo kính tuy nhiên cần phát hiện và điều trị đúng loại cận thị để không gây ra các biến chứng về mắt.

Cận thị bao nhiêu độ là cao nhất

Ngoài vấn đề lựa chọn phầm mềm đo thị lực, tìm công thức tính đi ốp, bạn có thể tìm hiểu cận thị bao nhiêu độ là cao nhất để không chỉ biết cách tính độ cận của mắt mà còn xác định được mình đang bị mắc tật khúc xạ ở tình trạng nào.

Theo lý thuyết nghiên cứu và cũng là thực tế thì không có giới hạn của độ cận thị là bao nhiêu. Trên thực tế cho thấy cũng có người cận 14 độ, 20- 25 độ… Những người này có thể mắc các chứng bệnh về mắt nữa nên mới bị độ cận cao như vậy. Còn nếu như người nào cận vượt quá 50 độ thì được xem là mù bởi vì nếu như cận ở khoảng này thì mắt bệnh nhân chỉ nhìn rõ vật cách mắt 2 cm.

Một số cách tính độ cận thị

Hiện nay, khi tỷ lệ cận thị ngày càng tăng nhanh, giới khoa học không chỉ tìm các giải pháp hữu hiệu với cách tự đo độ cận của mắt, làm sao để biết mình bị cận mấy độ, tự đo độ cận tại nhà… Những cách thông dụng nhất có thể được nhiều người áp dụng bao gồm:

Dùng bảng đo độ cận thị của mắt

bảng đo độ cận thị của mắt
bảng đo độ cận thị của mắt

Khi đến các bệnh viện mắt, trung tâm khám mắt, trẻ thường được bác sĩ/ hoặc kĩ thuật viên cho ngồi trước bảng đo độ cận thị. Sau đó, kỹ thuật viên đề nghị bé che một bên mắt – thay phiên mắt trái, phải – rồi đọc các hình trên bảng theo chỉ dẫn.

Có nhiều loại bảng đo thị lực như:

Bảng thị lực vòng tròn hở Landolt

Bảng thị lực chữ E của Armaignac

Bảng thị lực chữ cái của Snellen với các chữ cái: L F D O I E

Bảng thị lực hình với các loại đồ vật/ con vật dùng cho trẻ em, hoặc người không biết chữ

Tùy vào từng đối tượng mà dùng cách tính độ cận thị với bảng đo khác nhau.

Công thức tính độ cận thị được dựa vào điểm cực cận và điểm cực viễn của mỗi người. Ảnh nằm trong giới hạn 2 điểm đó sẽ được mắt nhìn thấy rõ ràng. Với trẻ cận thị, điểm cực viễn thường là 2m, tương đương với cận -1D, điểm cực viễn là 1m tương đương cận -1.5D. Còn nếu điểm cực viễn là 50cm thì tương ứng độ cận thị của mắt là -2D. Từ cách đo như vậy, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và hướng cách khắc phục cho tình trạng mắt hiện tại của trẻ.

Dùng máy đo độ cận thị của mắt

Ngày nay, công nghệ hiện đại, các cách tính độ cận thị có thể tiến hành nhanh chóng và chính xác bằng máy móc. Quá trình kiểm tra thị lực bằng máy tiến hành qua hai bước là đo độ cận thị bằng máy điện tử và đo mắt bằng lắp kính mẫu.

hình ảnh trong máy đo mắt

Bước 1: Đo mắt bằng máy điện tử

Bước này dùng để đánh giá tình trạng của mắt. Một số kí hiệu thường thấy khi kiểm tra mắt tại các bệnh viện thường gặp:

R (Right) hoặc OD là kết quả đo thị lực mắt phải.

L (Left) hoặc OS là kết quả đo thị lực mắt trái.

S (SPH/Sphere/Cầu) là số độ của tròng kính. Kèm theo đó, kí hiệu “-” là dấu hiệu trẻ cận thị  và kí hiệu “+” là viễn thị.

Muốn lấy được độ cận chính xác thì bước này phải được thực hiện nhiều lần, để lấy số AVG (số đo trung bình) làm căn cứ xác định độ cận.

S.E là số độ kính kiến nghị sử dụng.

PD là khoảng cách giữa hai đồng tử, đơn vị tính là milimet (mm).

Với bước đầu trong cách tính độ cận thị bằng máy đo, chúng ta chỉ mới xác định được trẻ có bị cận hay không. Sau đó, cần thực hiện bước tiếp theo để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng mắt của trẻ.

Bước 2: Đo mắt bằng lắp kính mẫu

Gắn miếng kính mẫu vào đeo thử, nếu trẻ nhìn rõ và thoải mái khi di chuyển, thì độ kính đó thích hợp. Với cách kiểm tra độ cận thị này, chúng ta có thể biết chính xác độ cận là bao nhiêu. Cuối cùng, kỹ thuật viên hoặc bác sĩ sẽ bắt đầu cắt kính phù hợp cho trẻ.

Hướng dẫn cách tính độ cận thị tại nhà

Giả sử bạn muốn tính độ cận của mắt trái, đầu tiên nhắm mắt phải lại rồi đưa vật từ ra xa mắt. Đến một ngưỡng mà từ đó mắt còn có thể phân biệt được các chi tiết trên vật (nếu nhích vật ra xa hơn thì không phân biệt được nữa) thì chúng ta dừng lại. Sau đó đo khoảng cách từ mắt đến vật, rồi đổi ra mét (ví dụ như 40 cm = 0.4 m). Sau đó lấy nghịch đảo sẽ ra độ cận thị của mắt (vẫn ví dụ trên: 1/0.4 = 2.5 độ). Như vậy, bạn sẽ thấy là không có giới hạn cho cận thị.

Các bước đo thị lực cơ bản

  • Thư giãn mắt và nói chuyện với chuyên viên khúc xạ
  • Đo thị lực bằng thiết bị chuyên dụng
  • Đeo thử kính
  • Nói chuyện với chuyên viên khúc xạ
  • Xác định độ cận thị sau khi đo

Lưu ý khi chọn cách tính độ cận thị cho mắt

Cách tính độ cận của mắt có khá nhiều, tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh và tình trạng mắc tật khúc xạ để bạn có thể chọn cách tự đo độ cận của mắt hay tự đo độ cận tại nhà, có thể dùng phần mềm đo thị lực cũng như công thức tính đi ốp để hỗ trợ trả lời câu hỏi làm sao để biết mình bị cận mấy độ.

Khi chọn kính, không chỉ cần chú ý cách tính độ cận của mắt mà còn chú ý đến hai yếu tố:

  • Thông số kỹ thuật: Thông thường các thông số kỹ thuật sau khi đi thăm khám và đo kính thì thông số đã được quyết định bởi bác sĩ chuyên khoa mắt hoặc kỹ thuật viên khúc xạ chỉ định. Đây không phải là yếu tố được lựa chọn của người sử dụng.
  • Kiểu dáng kính: Người sử dụng tự do lựa chọn cho mình chất liệu kính, màu sắc, kiểu dáng, tùy theo lứa tuổi, nhu cầu, sở thích của mỗi cá nhân có thể chọn cho mình cặp kính phù hợp nhất.

Những câu hỏi thường gặp ?
cận 1 độ nhìn được bao xa ?
cận 1.5 độ là bao nhiêu ?
cận 2 độ là nặng hay nhẹ ?
cận 3 độ là nặng hay nhẹ nhìn được bao xa ?
cận mấy độ là nặng ?
cận thị bao nhiêu độ là nặng ?
cận thị 1/10 là bao nhiêu độ ?
thị lực mắt 4 10 là cận bao nhiêu độ ?