Mắt bị mờ nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Mắt bị mờ bạn có thể nghĩ đến đây là một trong những dấu hiệu của lão hóa. Tuy nhiên sự thật không hoàn toàn là như vậy. Hãy đi khám mắt để có thể biết chính xác nguyên nhân cũng như phác đồ điều trị hiệu quả.

Mắt bị mờ luôn kèm theo những triệu chứng khác. Những triệu chứng đó cũng là cách để bạn có thể đoán được nguyên nhân và tình trạng bệnh của mình. Nếu như tình trạng mắt nhìn gần bị nhòe hay mắt bị mờ đột ngột, bạn có thể nhờ cậy đến các bác sĩ nhãn khoa để chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.

Những nguyên nhân mắt bị mờ thường gặp

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mắt bị mờ, một số nguyên nhân thường gặp có thể kể tên đến một số bệnh về mắt như:

Tật khúc xạ

Tật khúc xạ là nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng mắt bị mờ nhanh. Khi mắc tật khúc xạ, mắt suy giảm khả năng điều tiết nên hình ảnh thường bị nhòe, mờ. Trong đó, cận thị là hiện tượng mắt bị mờ khi nhìn xa, viễn thị là bị nhòe khi nhìn gần và lão thị là mờ cả hai mắt cả khi nhìn gần và nhìn xa.

Đục thủy tinh thể

Đây là bệnh có tiến triển chậm dần theo thời gian và tuổi tác. Quá trình oxy hóa làm thay đổi cấu trúc protein trong thủy tinh thể và làm xuất hiện những đám mờ đục trong tầm nhìn. Mắt càng mờ nhòe kèm theo hiện tượng nhìn đôi, chấm đen, chói sáng.

Sử dụng kính áp tròng không đúng cách

Bạn nên tháo kính áp tròng ra trước khi ngủ. Lý do là kính được đặt trong mắt quá lâu có thể gây đổ ghèn mắt, tăng lượng protein, làm mờ mắt. Hơn nữa, đeo kính quá lâu hoặc vệ sinh không đúng cách có thể làm tăng sự hình thành vi khuẩn hoặc thậm chí là ký sinh trùng trên kính. Điều đó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt nghiêm trọng.

Khô mắt mạn tính

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mờ mắt là do mắt bị khô. Giác mạc, bề mặt hình vòm ở trước mắt, cần phải được bôi trơn để bạn nhìn thấy rõ. Nếu mắt không sản sinh đủ nước hoặc nước mắt chất lượng không tốt, các tế bào trên giác mạc bị bong đi, mắt bị khô mỏi, lâu ngày gây giảm thị lực, nhìn mờ.

Tăng nhãn áp

Mờ mắt hoặc tầm nhìn thu hẹp, “thị lực đường hầm” còn có thể là dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp. Nếu không can thiệp sớm có thể dẫn đến mất thị lực và mù vĩnh viễn.

Thoái hóa điểm vàng

Hiện tượng mắt mờ dần, hình ảnh méo mó, đường thẳng biến dạng thành lượn sóng có thể là dấu hiệu của thoái hóa điểm vàng, nguyên nhân hàng đầu gây mù ở người già và hiện chưa có cách trị khỏi hoàn toàn.

Võng mạc tiểu đường

Thị lực mờ không chỉ là dấu hiệu của bệnh lý ở mắt mà nó có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất của bệnh võng mạc tiểu đường. Khi lượng đường huyết quá cao, lượng dịch di chuyển tới mắt làm cho thủy tinh thể thay đổi kích thước.

Khi kích thước thủy tinh thể thay đổi, mắt của bạn sẽ có tầm nhìn thay đổi. Rất may là khi lượng đường huyết được kiểm soát, thị lực sẽ trở lại bình thường và có khả năng duy trì nếu bạn kiểm soát được bệnh tiểu đường. Lượng đường huyết liên tục đạt đỉnh có thể gây tổn thương cho võng mạc và thậm chí suy giảm thị lực.

Thiếu máu não, đột quỵ thoáng qua

Các triệu chứng giảm thị lực là phổ biến ở những người bị đột quỵ ngập máu và thiếu máu não cục bộ thoáng qua, còn gọi là đột quỵ nhỏ. Các triệu chứng của cơn đột quỵ nhỏ có thể tới rất nhanh và không kéo dài, bao gồm nhìn mờ, lóe sáng hoặc thấy một bức màn kéo từ trên xuống giữa mắt. Bạn cũng có thể nhìn xám hoặc tối đen trong vài giây đến vài phút.

Tác dụng phụ của thuốc hoặc bệnh lý khác

Một số thuốc chống dị ứng như nhóm kháng histamin có thể gây tăng nhãn áp, nhìn mờ, đau nhức mắt… hoặc nhóm thuốc corticoid điều trị bệnh khớp, hen suyễn.. có thể để lại tác dụng phụ là làm tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể… Một số bệnh như đa xơ cứng, lupus ban đỏ hệ thống,… cũng có thể gây mờ mắt dần sau nhiều năm.

Cách khắc phục mắt bị mờ đột ngột

Khi mắt bị mờ đột ngột, việc đầu tiên bạn cần làm chính là điều chỉnh chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi một cách khoa học.

Tránh nhìn lâu vào màn hình máy tính và các thiết bị điện tử, hãy nghỉ ngơi sau mỗi 20 phút làm việc với khoảng cách 20 cm trong thời gian 20 giây. Đồng thời, hãy đứng đậy ít nhất 2 giờ một lần và nghỉ ngơi 15 phút trước khi quay trở lại với công việc.

Bỏ thuốc lá nếu còn đang sử dụng, bởi khói thuốc lá nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn đến đục thủy tinh thể.

Đeo kính để tránh tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, hạn chế khói bụi bay vào mắt. Đồng thời, dùng kính bảo hộ khi làm việc với các vật liệu độc hại, khi chơi thể thao mạo hiểm.

Xây dựng cho mình thói quen chăm sóc mắt bằng cách rửa mắt mỗi khi đi đường, đi bơi, tiếp xúc với gió, khói bụi hay khi phải làm việc nhiều với máy vi tính, đọc sách trong thời gian dài.

Định kỳ khám mắt thường xuyên để phát hiện kịp thời các bệnh lý về mắt, tránh tình trạng mắt mờ dần đi và ngăn biến chứng nguy hiểm về sau.

Khi mắt bị mờ đột ngột, mắt nhìn gần bị nhòe hay mắt bị mờ nhanh, ngoài việc điều chỉnh các chế độ sinh hoạt, các thói quen xấu hàng ngày cần theo dõi mắt và đi khám ngay khi cảm thấy có những biểu hiện ngày càng mờ kèm theo các dấu hiệu khác. Được khám và xác định nguyên nhân kịp thời sẽ giúp cải thiện nhanh chóng việc bị mờ mắt tạm thời.

Bên cạnh đó, bạn cần có chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt giúp hiện tượng mắt bị mờ nhanh được cải thiện. Hãy bổ sung những thực phẩm chứa acid béo omega -3, lutein, kẽm, vitamin C, E để giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Một số gợi ý cụ thể cho bạn như:

Bông cải xanh : có chứa tinh chất Broccophane thiên nhiên được các nghiên cứu khoa chứng minh là có khả năng giúp tăng tổng hợp Thioredoxin một cách tự nhiên, bảo vệ tế bào võng mạc – RPE, hạn chế bệnh về mắt và ngăn ngừa nguy cơ mù lòa.

Cà rốt: chứa nhiều Beta-carotene, sau khi hấp thu vào cơ thể, Beta-carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A, hoạt động như một chất chống Oxy giúp bảo vệ các bộ phận cơ thể, đặc biệt là mắt giúp giảm thiểu nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Rau xanh: có chứa Vitamin A, Zeaxanthin và Lutein (có nhiều trong các điểm vàng và một phần nhỏ của võng mạc). Các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn nhiều thực phẩm chứa các thành phần trên giúp bảo vệ võng mạc tốt hơn, từ đó giảm thiểu thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

Dầu cá: cung cấp Axit béo Omega-3 có nhiều trong: cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá thu, cá bơn. Theo nghiên cứu khoa học, ăn cá hồi thường xuyên sẽ giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng (40%) và giúp điều trị bệnh khô mắt.

Bắp (Ngô): rất giàu Beta-carotene, Folate, Lutein và Zeaxanthin. Bổ sung bắp vào khẩu phần ăn mỗi ngày giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và ngăn ngừa sự tiêu hủy các sắc tố vàng trong mắt.

Thịt đà điểu: có chứa nhiều kẽm, nhưng lại ít Cholesterol. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo đây là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt là thị lực.

Thịt gà: rất giàu kẽm và vitamin B – chất chống Oxy hóa mạnh nên có lợi cho đôi mắt chúng ta.

Dầu ô liu: giúp cơ thể hấp thụ Vitamin A, D, E, K và các chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác, từ đó giúp cho đôi mắt của bạn luôn khỏe.

Cà chua: cung cấp chất xơ, Carotenoid và Lycopene giúp bảo vệ võng mạc chống lại tia gây hại từ ánh sáng mặt trời như tia UV.

Khoai lang: giống như cà rốt, chứa rất nhiều Beta-carotene, vitamin A, C, chất xơ, Mangan, Kali, các chất này đều tốt cho sức khỏe mắt.

Khi mắt bị mờ, hãy đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để bác sĩ khám và kiểm tra tình trạng mắt