Tại sao hay dụi mắt, điều này có tác động như thế nào đến mắt của bạn

Tại sao hay dụi mắt? Có khá nhiều nguyên nhân được đưa ra, có thể do ngứa mắt, gặp dị vật, cảm thấy cộm xốn nhưng tạm thời chưa tìm được cách khắc phục nên việc dụi mắt là điều dễ thấy.

Phản xạ dụi mắt là một trong những thói quen khó tránh khỏi từ nhỏ của con người. Gặp phải dị vật, ngứa mắt hay bất kỳ triệu chứng khó chịu nào đều đưa tay dụi mắt. Vậy tại sao hay dụi mắt lại ảnh hưởng đến thị lực?

Sức khỏe đôi mắt luôn cần đảm bảo bằng những thói quen khoa học, đúng đắn nhất. Bởi thế, một trong những thói quen không tốt cho mắt đó là dụi mắt cần được xóa bỏ.

Xem thêm: Tại sao chảy nước mắt sống

Tại sao hay dụi mắt

Dụi mắt là phản ứng thường thấy khi mắt gặp các vấn đề khó chịu như ngứa mắt, cộm xốn, chảy nước mắt, gặp dị vật…. Nguyên nhân cụ thể tại sao hay dụi mắt có thể thấy như sau:

Khô mắt

Tất cả chúng ta đều biết rằng cảm giác khô mắt sẽ xuất hiện khi chúng ta nhìn chằm chằm vào màn hình quá lâu. Khi tiếp xúc với ánh sáng của điện thoại hay máy tính, đôi mắt luôn phải làm việc không ngừng nghỉ.

Bên cạnh đó, khi làm việc quá nhiều, bạn sẽ cảm thấy mỏi hoặc ngứa mắt, bạn sẽ ngay lập tức đưa tay lên dụi mắt và điều này khiến cho hàng triệu vi khuẩn từ tay xâm nhập vào mắt một cách nhanh chóng.

Đây là hành động theo bản năng, điều này chỉ có thể giúp mắt bạn dễ chịu hơn trong chốc lát, nhưng thực tế bạn đang làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn cảm thấy khó chịu hay ngứa mắt, có thể mắt bạn đang bị khô, hay có thứ gì đó rơi vào. Biện pháp duy nhất để xử lý tình huống trên là dùng thuốc nhỏ mắt. Và tuyệt đối đừng bao giờ dụi mắt.

Xem thêm: Tại sao mắt bị khô và cách xử lý

Đeo kính áp tròng quá lâu

Vì nhiều lý do, ngày càng có nhiều người không thích mang kính gọng nữa mà chuyển sang đeo kính áp tròng. Vấn đề là khi bạn mang kính áp tròng, bạn đang đặt mắt mình vào một không gian kín không cung cấp đủ oxy cần thiết cho mắt. Kính áp tròng còn là một vật thể lạ rất lớn cư ngụ trong mắt bạn, và khi chúng cọ xát sẽ dẫn đến tổn thương giác mạc như loét giác mạc.

Chất kích thích hàng ngày

Đôi lúc mắt bạn thấy ngứa, có thể do dị ứng, mệt mỏi, hay có chất dị ứng bay vào mắt, bạn sẽ muốn dụi mắt cho đỡ ngứa theo bản năng. Nhưng đừng biến nó thành thói quen. Luôn nhắc bản thân đừng chạm vào mắt như thế nếu bạn vẫn muốn được nhìn thấy mọi vật.

Xem thêm: Tại sao mắt bị lác

Dụi mắt có tác động như thế nào đến mắt bạn

Bác sĩ Anupama B. Horne đứng đầu Nhãn khoa tại Trung tâm Duke (Mỹ) cho biết chúng ta dễ dụi mắt khi bị ngứa ngáy hoặc stress. “Dụi mắt kích thích tuyến lệ, tạo độ ẩm cho đôi mắt bị khô, mỏi đồng thời loại bỏ dị vật. Nó cũng đưa đến phản xạ tim – mắt, nghĩa là tạo áp lực lên nhãn cầu để tim đập chậm lại, từ đó giảm căng thẳng”, bác sĩ Horne giải thích.

Giác mạc bị xước

Dụi mắt quá mạnh và thường xuyên sẽ gây hại đôi mắt cũng như các cấu trúc liên quan. Nếu bụi, lông mi hoặc dị vật khác nằm trên bề mặt mắt, hành động dụi sẽ khiến giác mạc bị xước. Bạn sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu vì thứ gì đó dính mãi trong mắt không đi ra và liên tục chảy nước mắt, đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng. Chưa kể, lòng trắng mắt dễ bị đỏ do vỡ mạch máu còn vùng da xung quanh thâm đen. Kết quả, bạn sẽ trông hốc hác, già nua.

Nguy hiểm hơn, ở một số bệnh nhân, cọ xát mắt quá mức còn có thể dẫn tới chứng Keratoconus trong đó giác mạc mỏng đi và biến dạng. Lúc này, thị lực giảm sút rõ rệt và bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật.

Quầng mắt thâm đen

Quầng thâm mắt thật ra không chỉ do thiếu ngủ, đó còn là kết quả của sự vỡ ra và nổi lên bề mặt da của các mạch máu nhỏ quanh mắt, mà nguyên nhân chủ yếu là do bạn cứ liên tục dụi mắt trong khi ngủ.

Mắt nhiễm trùng và càng ngứa hơn

Bạn có biết là bạn đang dùng thứ gì để chạm vào đôi mắt nhạy cảm ấy không, đó là các ngón tay của bạn, và nó chứa rất nhiều vi khuẩn. Và bạn chẳng bao giờ chạy đi rửa tay trước khi chạm vào mắt cả. Bằng cách đó, bạn đã giúp những con vi khuẩn đáng sợ kia có cơ hội xâm nhập vào mắt. Điều này có thể khiến bạn bị đau mắt đỏ và nhiễm trùng mắt.

Khi mắt bị trầy xước, bạn có thể đặt bản thân vào nguy cơ bị giảm thị lực lâu dài nữa. Quan trọng nhất là dụi mắt còn làm cơ thể bạn giải phóng chất histamine, một hoạt chất gây ngứa, dẫn đến việc mắt bạn sẽ càng ngứa nhiều hơn mà thôi.

Tốt nhất, để bảo vệ đôi mắt, bạn hãy sử dụng thuốc nhỏ mắt chứ không nên dụi. Trường hợp muốn giảm stress, hãy thử hít thở từng hơi thật sâu.

Xem thêm: Tại sao mắt nhìn gần bị mờ

Nếu không dụi mắt, bạn nên làm gì?

Nếu không dụi mắt khi gặp dị vật, khi ngứa hay khô mắt, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu. Tuy nhiên khi dụi mắt để giảm sự khó chịu mà mắt bạn đang gặp phải vô tình lại khiến tình trạng đôi mắt bị nguy hiểm hơn. Vì thế, thay vì dụi mắt tức thì, bạn nên sử dụng các giải pháp hiệu quả hơn, an toàn cho mắt hơn.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Ngứa là do các phần tử nhỏ bé bay vào mắt, bạn nên dùng nước muối sinh lý hay thuốc nhỏ mắt để rửa. Bạn cũng có thể dùng thuốc nhỏ mắt khi mắt bạn bị khô và khó chịu, việc đó giúp mắt bạn thoải mái hơn.

Dùng khăn giấy

Đừng dùng tay dụi mắt vì sẽ không đảm bảo vệ sinh. Bạn nên dùng khăn giấy để chạm nhẹ vào mắt thay vì dùng tay để dụi. Mắt sẽ không tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn trên tay, cũng như không gây tổn hại đến giác mạc. Nhưng đừng nghĩ rằng dùng khăn giấy là sạch hoàn toàn. Hãy chỉ chạm và lau nhẹ nhàng thôi.

Hãy chăm sóc mắt của mình thật cẩn thận, bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là thứ giúp bạn có thể thấy được thế giới này đẹp đến nhường nào. Những thói quen tưởng chừng như đơn giản ấy lại ẩn chứa nhiều tác hại khôn lường với đôi mắt. Vì vậy bạn nên bỏ túi những lời khuyên bổ ích trên để bảo vệ bản thân, tránh xa vi khuẩn.

Khi dụi mắt nhiều nhưng tình trạng ngứa hay cộm vẫn không được cải thiện, hãy đến các bệnh viện mắt chuyên khoa gần nhất để bác sĩ khám và kiểm tra.