Nguyên nhân dẫn đến cận thị, những lời khuyên hữu ích trong việc phòng tránh tật cận thị

Nguyên nhân dẫn đến cận thị luôn là vấn đề được những người mắc tật khúc xạ tìm hiểu giúp việc bảo vệ sức khỏe đôi mắt được hiệu quả. Tại sao mắt bị cận thị, khi tìm hiểu đúng nguyên nhân cận thị còn có thể giúp bạn điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt một cách khoa học có lợi cho thị lực về lâu dài cũng như sức khỏe toàn diện của bản thân.

Những người mắc tật khúc xạ ngày càng gia tăng và nguyên nhân cận thị chủ yếu được biết đến do ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt không khoa học, do ảnh hưởng của các thiết bị điện tử cũng như ô nhiễm môi trường mang lại.

Tình hình cận thị hiện nay

Các bác sỹ tại Việt Nam cho biết, tật khúc xạ (cận, loạn, viễn) là một vấn đề thường gặp ở mắt và ngày càng gia tăng trong bối cảnh hiện đại.

Viện Nhãn Khoa Mỹ ước tính tới năm 2050, khoảng 9,8% dân số thế giới (hơn 4 tỷ người) có thể mắc tật cận thị. Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ cận thị nặng dẫn đến thoái hóa bán phần sau nhãn cầu và mất thị lực chiếm đến gần 1 tỷ người trong số này. Tình trạng mất thị lực do cận thị cao được dự báo sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2050. Cận thị có nguy cơ thành nguyên nhân gây khiếm thị hàng đầu trên thế giới.

Theo đó, tỷ lệ tật khúc xạ tại Việt nam hiện nay chiếm khoảng từ 15-40%, tương ứng khoảng từ 14-36 triệu người mắc. Trẻ em trong độ tuổi từ 6-15 tuổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 20-40% ở khu vực thành thị, và từ 10-15% tại khu vực nông thôn. Điều này có nghĩa có khoảng 3 triệu trẻ em đang có tật khúc xạ cần được chỉnh kính và con số này sẽ ngày một tăng cao. Ở một số trường học nội thành, tỷ lệ mắc tật này là 50%.

Còn ở các trường đại học, nhất là ở các trường có đầu vào khó khăn như Đại học Bách khoa, hơn 70% sinh viên bị cận thị, rất nhiều sinh viên bị cận thị nặng.

Tình trạng bị cận thị của giới trẻ hiện nay cũng phần nào nói lên nguyên nhân bị cận thị, tại sao mắt bị cận. Khi bạn hoặc người thân mắc tật khúc xạ, bạn nên nghĩ đến vấn đề khắc phục tật khúc xạ bằng những thói quen lành mạnh trong học tập, làm việc, sinh hoạt thường ngày.

Dấu hiệu nhận biết cận thị

Với những người mắc tật khúc xạ, họ sẽ vô cùng băn khoăn về nguyên nhân bị cận thị, lý do tại sao bị cận thị. Trước khi tìm hiểu kỹ về nguyên nhân gây cận thị, bạn cần biết những dấu hiệu cận thị để xác định xem mình hoặc người thân có mắc tật khúc xạ hay không.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của cận thị là:

  • Nhìn xa mờ;
  • Phải nheo mắt để thấy rõ;
  • Nhức đầu do mỏi mắt;
  • Khó nhìn trong khi lái xe, đặc biệt là vào ban đêm;
  • Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cận thị ở trẻ em có thể bao gồm:
  • Nheo mắt thường xuyên;
  • Ngồi gần tivi, màn ảnh phim hoặc ngồi bàn đầu của lớp học;
  • Không nhìn thấy các đối tượng ở xa;
  • Chớp mắt quá mức;
  • Dụi mắt thường xuyên.

Xem thêm: Cách tính độ cận thị

Nguyên nhân cận thị

Nguyên nhân cận thị, hay nói cách khác là nguyên nhân gây cận thị đều do những yếu tố tiêu cực tác động đến mắt như làm việc trong môi trường thiếu sáng, học tập và nghỉ ngơi không hợp lý, sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài khiến mỏi mắt, khô mắt. Tóm lại, có 2 nguyên nhân gây cận thị phổ biến được mọi người biết đến là nguyên nhân gây cận thị do di truyền và nguyên nhân gây cận thị do lối sống.

Nguyên nhân di truyền

Nhiều nghiên cứu cũng được thực hiện để xác định xem cận thị có di truyền không từ cha mẹ sang con cái. Kết quả là, cha mẹ cận thị dưới 3 Diop thì khả năng di truyền sang con rất nhỏ. Nhưng nếu trên 6 Diop thì khả năng di truyền sang con là 100%.

Tiếp đó, nếu trẻ có cả cha và mệ đều bị cận thì khả năng con bị cận thị từ 33-60%. Nếu cha hoặc mẹ bị cận thì tỷ lệ này là 23-40%. Trong trường hợp cha mẹ đều không cận thị thì khả năng con cận thị chỉ rơi vào khoảng 6-15%.

Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, có hơn 24 gen có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển cận thị. Những trẻ cận thị do di truyền thường có độ cận cao, thậm chí có thể trên 20 Diop. Nếu một người cận bình thường đến tuổi trưởng thành, độ cận sẽ không tăng thêm nữa. Nhưng đối với trẻ cận di truyền, độ cận vẫn tăng nhanh ngay cả khi ở tuổi trưởng thành.

Nguyên nhân lối sống

Theo những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy, việc ngồi lỳ trong nhà và ít ra ngoài vận động sẽ góp phần không nhỏ cho việc trả lời câu hỏi tại sao mắt bị cận. Đây cũng là lý do khiến những nước châu Á, khi việc học quá nặng nề khiến trẻ em ít được vui chơi ngoài trời.

Nguyên nhân gây cận thị có thể do thiếu ngủ, tư thế ngồi học không đúng, học tập và làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng, trẻ sinh non, nhẹ cân.

Bên cạnh việc sinh hoạt không điều độ, thiếu hụt trong việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần giúp mọi người nhận thức đúng đắn về việc chăm sóc và hướng dẫn những người xung quanh, đặc biệt là trẻ em cách bảo vệ tốt cho đôi mắt và những giải pháp phòng ngừa bệnh cận thị.

Biến chứng và ảnh hưởng của bệnh cận thị

Với đa số người bị cận thị, sự bất tiện trong sinh hoạt và vấn đề thẩm mỹ khi phải mang kính dường như vẫn là mối quan tâm hàng đầu. Không nhiều người bệnh biết rằng cận thị còn dễ dẫn đến những biến chứng nặng nề xảy ra ở võng mạc và thủy tinh thể.

Lác ngoài: Lác sinh ra do rối loạn vận động nhãn cầu dẫn tới sự lệch trục nhãn cầu và rối loạn chức năng của mắt. Ở những người cận thị, do sự phối hợp điều tiết cơ mắt quy tụ kém dẫn đến lác ngoài, lâu ngày dễ sinh ra nhược thị, mất hoàn toàn thị lực.

Bong rách võng mạc: Bong rách võng mạc có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là cận, vì cận thị có khả năng làm mỏng võng mạc và đó cũng chính là nguyên nhân gây tăng các lỗ thủng và các vết rách võng mạc.

Đục thủy tinh thể: Khi bị cận thị nặng, thủy tinh thể sẽ phồng lên, to ra sẽ kéo dãn các thành phần quang học đi kèm gây thiếu hụt cung cấp máu, khiến tình trạng đục thủy tinh thể, glôcôm đến sớm. Nếu thủy tinh thể bị đục hoàn toàn, hình ảnh sẽ không vào được võng mạc, gây mù.

Xem thêm: Kính cho người cận thị

Lời khuyên trong việc phòng tránh tật cận thị

Khi tìm ra nguyên nhân cận thị, biết được tại sao mắt bị cận, người bệnh có thể phòng tránh tật khúc xạ bằng cách:

  • Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh, tia cực tím từ các thiết bị như tivi, điện thoại, máy tính,…
  • Khám và kiểm tra mắt định kì 3-6 tháng một lần
  • Đeo kính cận đúng cách
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin A, Omega 3, Omega 6
  • Tập luyện mắt thường xuyên để hạn chế tối đa việc tăng độ cận, cải thiện thị lực.

Ngoài ra để hạn chế nguyên nhân cận thị, bạn nên thường xuyên đi khám mắt tại những bệnh viện mắt chuyên khoa.